Các động tác yoga đơn giản hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả

Cẩm nang sức khỏe 05/07/2023

Gút là một dạng viêm khớp gây ra bởi sự tích tụ axit uric trong và xung quanh khớp. Các động tác yoga dưới đây sẽ hỗ trợ quá trình đào thải của thận, từ đó giúp hạ nồng độ thành phần này, cải thiện cơn đau gút cho người bệnh.

1. Tư thế chiến binh

Tư thế này đòi hỏi người thực hiện phải vận động toàn bộ cơ thể, tác động sâu đến xương khớp và cơ bắp. Tư thế này giúp đốt cháy calo, duy trì cân nặng vừa phải, giảm thiểu nguy cơ béo phì, thừa cân.

Tư thế chiến binh 

Bước đầu, chân phải bước về phía sau, chân trái khuỵu xuống một góc 90 độ. Chắp hai bàn tay lại và đưa cao hơn đầu; kéo cơ thể về phía sau và hít thở đều đặn. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Mỗi bên nên thực hiện khoảng 10-15 lần tùy vào thể trạng của cơ thể. Không nên cố gắng tập khi đang phát sinh cơn đau.

2. Nằm ngửa thư giãn

Tập luyện động tác này mỗi ngày có thể hỗ trợ điều trị bệnh gút hiệu quả.

Nằm ngửa, tách hai chân rộng hơn vai, mũi chân thả lỏng sang hai bên, cổ thẳng hàng với cột sống lưng, cằm hơi thu nhẹ về ức. Tay trái đặt lên ngực trái, tay phải để trên bụng. Thở hết hơi ra bằng mũi, kéo nhẹ cơ bụng vào đốt sống lưng, từ từ hít vào bằng mũi, bụng phình nhẹ. Đếm thầm từ 1 đến 4, thở ra đếm thầm từ 1 đến 8. Lưu ý, nhịp đếm phải đều. Hít thở 10 vòng, sau đó thả lỏng hơi thở, nằm hít thở nhẹ nhàng tự nhiên vài giây.

3. Ngồi thiền

Ngồi thiền là động tác yoga đơn giản, dễ thực hiện nhưng đem lại hiệu quả giúp điều hòa hơi thở, cân bằng giác quan, thúc đẩy tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất.

Ngồi thiền rất tốt cho sức khỏe

Ngoài ra, khi ngồi thiền, bạn sẽ giải phóng được những suy nghĩ tiêu cực, giảm căng thẳng lên hệ thống thần kinh, giúp cơ thể nhẹ nhàng và não bộ tỉnh táo. Động tác này không đòi hỏi người thực hiện phải vận động nhiều nên đặc biệt thích hợp với bệnh nhân gút, thường xuyên gặp các cơn đau nhức ở khớp.

4. Tư thế em bé

Tư thế em bé cũng là động tác phổ biến trong yoga. Tư thế này tác động đến hông, mông, đùi, mắt cá chân, cổ, vai và lưng… Bạn cần thực hiện động tác này với điều kiện để bụng đói và cách bữa ăn gần nhất từ 4-5 giờ. Bởi, nếu thực hiện khi thức ăn chưa được tiêu hóa, cơ thể sẽ xuất hiện những phản ứng tiêu cực như đầy hơi, tức bụng…

Bạn ngồi lên sàn, chân gập lại và mu bàn chân tiếp xúc với mặt sàn. Gập người về phía trước, hai đùi, trán chạm sàn. Đưa lên qua đầu và buông lỏng, thở đều đặn. Duy trì động tác từ 1-3 phút. Trong trường hợp bệnh nhân gút mắc bệnh huyết áp cao; người đang bị tiêu chảy, chấn thương ở hông, đầu gối… nên tránh động tác này để giảm tác động vật lý lên xương khớp.

5. Tư thế nằm ôm gối

Tư thế này có tác dụng tương tự như tư thế em bé. Người bị gút nên kết hợp tư thế này với nhiều động tác khác để tác động đến toàn bộ các vị trí xương khớp, nhằm cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai cho cơ thể.

Bạn nằm ngửa, tay chân thả lỏng; nâng hai nên gối lên phần trên cơ thể, dùng tay kéo về phía cổ. Cổ và đầu nâng nhẹ, hướng về phía bụng. Duy trì tư thế trong khoảng 30 giây. Thực hiện từ 5-10 lần.

6. Tư thế xoắn nửa cột sống

Tư thế xoắn nửa cột sống 

Ngồi duỗi thẳng hai chân về phía trước, co hai gối lại, cho chân trái dưới chân phải sao cho bàn chân trái nằm ngoài đùi phải. Hạ cẳng chân trái xuống sàn, bước chân phải ra ngoài đùi trái, sao cho bàn chân phải chạm sàn, gối phải hướng thẳng lên trên.

Lưu ý:

Để đạt hiệu quả cao nhất, người bị gút nên kết hợp những tư thế yoga này với chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người bệnh gout (nhằm làm giảm lượng axit uric). Người bệnh nên tập luyện từ từ, kết hợp với hơi thể chậm và thư giãn.


Cẩm nang sức khỏe liên quan khác

icon-messenger
icon-zalo
icon-phone