Top 8 phương pháp chăm con hiệu quả mẹ phải nắm trong lòng bàn tay

Cẩm nang sức khỏe 05/07/2023

Chăm con hiệu quả là mong muốn chung của tất cả các bà mẹ. Nhưng đôi khi, nhiều mẹ vẫn còn bỡ ngỡ, loay hoay không biết phương pháp nào mới là hiệu quả trong việc chăm sóc con cái.

Hãy cùng Prado tìm hiểu 8 phương pháp chăm con hiệu quả mà mẹ cần nắm trong lòng bàn tay.

Để bé ngủ chung với bạn cho đến khi bé lên 3 tuổi

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách an toàn nhất để bé ngủ là ngủ với mẹ. Một nghiên cứu trên 16 trẻ sơ sinh cho thấy rằng chúng bị căng thẳng gấp 3 lần khi chúng ngủ một mình.

Vậy nên, ít nhất là đến khi 3 tuổi, bạn nên để bé ngủ cùng mẹ. Sau 3 tuổi, mẹ có thể tách bé ngủ riêng để rèn luyện tính tự lập cho bé.

Đừng ép con phải ăn nhiều hơn khi chúng không muốn

Bạn không cần phải lo lắng về việc con đang ăn các thực phẩm không lành mạnh hay về lượng thức ăn chúng đang ăn. Một số cha mẹ có thể ép con ăn vì họ nghĩ rằng chúng ăn quá ít và còn đói.

Việc gây áp lực như vậy là không tốt cho trẻ. Hãy để con bạn tự quyết định chúng sẽ ăn gì và ăn bao nhiêu. 

Đừng lo lắng khi mãi mà con bạn chưa biết sử dụng bô

Việc dạy trẻ biết dùng bô khi đi vệ sinh nên được thực hiện từ từ và vào đúng độ tuổi (từ 2 đến 4 tuổi). Bạn không nên quá sốt ruột và lo lắng, chỉ cần con bạn sẵn sàng và thể hiện sự quan tâm với việc đi vệ sinh bằng bô, khi đó hãy dạy chúng 1 cách từ tốn và bình tĩnh.

Dạy trẻ cách đưa ra quyết định

Ngay cả một đứa trẻ mới biết đi cũng cần được dạy về tính độc lập. Bác sĩ nhi khoa khuyên rằng không nên áp đặt ý nghĩ của bạn lên con.

Việc rèn tính tự đưa ra sự lựa chọn cho trẻ là vô cùng cần thiết. Vừa có thể giúp bạn xác định bé thích gì, muốn gì, vừa giúp bé định hình được sự tự lập trong cuộc sống.

Ví dụ, bạn có thể hỏi con thích ăn gì cho bữa tối, hoặc con muốn mặc áo màu gì, hoặc con muốn đi chơi hay ở nhà chơi,...

Để bé hiểu và tự nói lên tình trạng sức khỏe của mình

Bạn nên rèn luyện cho con cách con tự nắm rõ về tình hình sức khỏe của mình. Ví dụ như cho bé tham gia vào các cuộc nói chuyện giữa bạn và bác sĩ trong các buổi khám sức khỏe định kỳ.

Nắm rõ về tình hình sức khỏe của con là rất quan trọng khi nuôi dạy một đứa trẻ. Đôi khi, chúng có thể cung cấp cho các bác sĩ một số thông tin về sức khỏe của chúng. Đừng cô lập chúng và đừng tự trả lời tất cả các câu hỏi của bác sĩ về sức khỏe của con bạn. Bạn phải để trẻ hiểu rằng chúng cũng nên có trách nhiệm với sức khỏe của chúng.

Chú ý đến những sự thay đổi của con

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, những sự thay đổi là dấu hiệu nhận biết con có khỏe mạnh hay không. Vì thế, bạn cần theo dõi và để ý con mỗi ngày.

Ví dụ như nếu bạn phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để ăn hoặc nếu chúng không ăn hết khẩu phần như bình thường, chúng có thể bị bệnh. Ngoài ra, hãy chú ý đến các triệu chứng như việc chúng có bị đổ mồ hôi khi ăn hay không, cách chúng khóc hoặc chúng có ngủ nhiều hơn bình thường hay không. 

Hơn thế nữa, việc bé có dị ứng với đồ ăn gì không, thích ăn món gì hơn món gì,... cũng là điều mẹ cần chú ý để chuẩn bị khẩu phần ăn tốt nhất cho bé.

Xây dựng sự tự tin và lòng tự trọng cho con ngay từ khi chúng còn nhỏ

Một số bác sĩ cho rằng trẻ em có lòng tự trọng sẽ sống hạnh phúc hơn. Lòng tự trọng giúp trẻ đưa ra quyết định tốt hơn.

Cha mẹ nên khen ngợi và ghi nhận những nỗ lực, thành tích của chúng. Đồng thời khuyến khích chúng trở nên tốt hơn bằng cách:

  • Trao cho chúng một số trọng trách phù hợp với lứa tuổi và không quên nói lời cảm ơn với con.

  • Dành thời gian cho con, để chúng cảm thấy rằng mình quan trọng.

Tất nhiên, điều này không có nghĩa rằng bạn liên tục khen con trong mọi trường hợp dù nó sai hay đúng. Hãy giải thích cho con hiểu con làm đúng sẽ được khen ngợi, biểu dương, còn nếu làm sai sẽ có những bài học để rút kinh nghiệm lần sau không tái phạm nữa.

Giả vờ không nghe thấy tiếng la hét của con khi chúng đang nổi giận

Các chuyên gia khuyên rằng cách tốt nhất để ngăn chặn cơn giận dữ của trẻ là phớt lờ chúng. Con bạn làm vậy là để tìm kiếm sự chú ý nhưng khi chúng nhận ra rằng mình không có được nó, chúng sẽ tự động ngưng la hét.

Ban đầu sẽ rất khó cho bạn để phớt lờ con, nhưng hãy cứ cố gắng. Ngoài ra, việc mang theo một số sách và đồ chơi yêu thích của trẻ cũng có thể giúp bạn đánh lạc hướng chúng và khiến chúng ngưng la hét.

Bạn phải biết rằng, trẻ nhỏ luôn nghĩ rằng chúng là tâm điểm của vũ trụ. Mỗi khi chúng nổi giận, ăn vạ, khóc lóc, thì mọi chuyện sẽ được giải quyết, muốn gì được nấy. Điều đó sẽ tạo ra thói quen rất xấu cho trẻ trong cuộc sống. Chính vì thế, hãy rèn cho con cách tự giải quyết vấn đề thay vì giận dỗi, khóc lóc.


Cẩm nang sức khỏe liên quan khác

icon-messenger
icon-zalo
icon-phone